Hoàng Mai: Sản lượng khai thác thủy sản năm 2024 đạt gần 63.000 tấn
Nhờ thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về khai
thác thủy sản, ngư dân tích cực bám biển vươn khơi nên sản lượng khai thác thủy
sản năm 2024 của thị xã Hoàng Mai đạt 62.693 tấn/KH 62.580 tấn, đạt
100,1% KH. Nhiều ngư dân trên địa bàn đã linh hoạt kết hợp đánh bắt xa bờ với đánh
bắt ở tuyến lộng (gần bờ) để nâng cao giá trị kinh tế.
Tấp nập cảng cá Quỳnh Phương những ngày cuối năm
Phường Quỳnh
Phương có đội tàu khai thác lớn nhất thị xã với tổng số tàu thuyền 774 chiếc, trong
đó riêng tàu lớn có chiều dài từ 15-24m là 279 chiếc chuyên khai thác vùng khơi
ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, Vịnh Bắc Bộ. Tổng công suất 181.264 CV, tăng
6.607 CV so với cùng kỳ. Để bảo vệ
nguồn lợi ven bờ đồng thời nâng cao hiệu quả trong mỗi chuyến biển, ngư dân Quỳnh
Phương đã giảm dần tàu công suất nhỏ, đầu tư đóng mới, cải hoán tàu có công suất
lớn, trang thiết bị đi biển hiện đại như máy thông tin liên lạc để chia sẻ ngư
trường, máy tầm ngư, thiết bị bảo quản sản phẩm sau khai thác. Số lao động tham gia khai thác hải sản là 3.850
người.
Nhiều hải sản có giá trị cao
Mặt
khác, nhờ phát triển dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, thu
mua hải sản ngay trên biển đã góp phần giảm chi phí đầu tư cho sản xuất, tăng số
ngày bám biển trên biển nên sản lượng hải sản đánh bắt ở ngư trường xa bờ tăng
mạnh so với trước đây. Các đội tàu hành nghề khai thác hải sản xa bờ như câu mực,
cá thu, cá lượng rìu…đạt sản lượng cao, giá bán ổn định. Sản lượng khai thác hải sản ước đạt 18.310 tấn/KH
17.200 tấn, giá trị sản phẩm bằng 531,380 tỷ đồng, bằng 106,45% kế hoạch năm (tăng
1.110 tấn so với cùng kỳ 2023).
Mực ống là một trong những mặt hàng đắt khách
Những năm gần đây, hoạt động đánh bắt
ở vùng khơi gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa bão. Trong khi đó, hoạt
động đánh bắt ở tuyến lộng có thời gian đánh bắt ngắn, đa số các tàu chỉ đi và
về trong ngày. Hải sản khai thác gần bờ giữ được độ tươi sống, nên giá bán
thường cao hơn hải sản đánh bắt xa bờ. Bởi vậy, ngư dân Quỳnh Phương đã đa dạng
phương thức đánh bắt. Những tàu nhỏ khai thác tôm tít, cá trích, ghẹ, ốc…đã đem
lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân trên địa bàn.
Cùng
với Quỳnh Phương, ngư dân các địa phương ven biển như: Quỳnh Lập, Quỳnh Dị cũng
đang nỗ lực khắc phục khó khăn do luồng lạch ra vào bị bồi lắng, giá nhiên liệu
tăng cao, đại đa số tàu thuyền công suất nhỏ... để duy trì nhịp điệu sản xuất.
Hoạt động khai thác được các cấp, các ngành chức năng và bà con ngư dân gắn
liền với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác hợp pháp, hạn chế các vi
phạm khi đánh bắt. Nhờ vậy, sản lượng khai thác của đội tàu các địa phương được
duy trì và cơ bản, đảm bảo an toàn khi sản xuất.
Tàu cá của Quỳnh Lập trở về với đầy ắp hải sản
Nhờ nguồn nguyên liệu dồi dào
đã cung cấp cho các cơ sở chế biến thủy hải sản. Hoàng Mai có 500 cơ sở chế biến hải sản quy mô vừa và lớn tập trung ở phường Quỳnh Dị, Quỳnh Phương và xã
Quỳnh Lập. Trong năm 2024, sản lượng chế
biến thủy sản ước đạt 20.408 tấn/KH 20.305 tấn, đạt 100,5% KH; sản lượng nước mắm
ước đạt 9.228.200 lít/KH 9.230.000 lít, đạt 99,9% KH. Bên cạnh thị trường xuất khẩu các sản phẩm hải sản chế biến sang Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, bước đầu một số sản phẩm hải sản của Công ty Biển Quỳnh đã xuất khẩu
chính ngạch sang thị trường Mỹ.
Ngư dân tham gia chế biến hải sản
Để hỗ trợ ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, Thị xã Hoàng Mai đã triển khai kịp thời, đúng đối tượng các chính sách hỗ trợ của nhà nước về khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các biển vùng xa. Đến nay, tổng số lượng tàu cá trên địa bàn thị xã là 1.084 chiếc, trong đó có 17 tàu làm dịch vụ hậu cần. Duy trì ổn định hoạt động của 128 Tổ đội khai thác hải sản xa bờ và Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ tại Quỳnh Lập, Quỳnh Phương, Quỳnh Dị với 6.405 ngư dân tham gia.
Đã phối hợp Chi cục
Thủy sản và Kiểm ngư làm tốt công tác đăng ký, đăng kiểm, quản lý tàu cá, bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thủy sản; tuyên truyền, phổ biến Luật thủy sản và các
quy định của EU về chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo
quy định (IUU), cùng nỗ lực để tháo gỡ thẻ vàng của EU.
Các tàu cá đều được lắp thiết bị giám sát hành trình
Chỉ đạo các xã, phường ven biển thành lập các đoàn trực
tiếp xuống tận các hộ ngư dân để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các chủ
tàu cá “3 không” làm hồ sơ, thủ tục đầy đủ theo quy định. Kết quả đến ngày
08/10/2024, số tàu đã được Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư tiếp nhận và cấp giấy
chứng nhận đăng ký tàu cá là 176/194 tàu (đạt 90,72%); còn lại 18 tàu, (trong
đó, 7 chiếc đang làm thủ tục, 11 tàu đã bán sang địa phương khác, mục nát đã
tháo giỡ, cập nhật sai không phải tàu trên địa bàn Hoàng Mai, ).
Đến nay 100% tàu khai
thác hải sản xa bờ của ngư dân Hoàng Mai đã gắn thiết bị giám sát hành trình,
thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị dò tìm thủy sản hiện đại. Những thiết bị
này không những giúp ngư dân nâng cao hiệu quả kinh tế trong mỗi chuyến biển mà
còn giúp cho cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ phương tiện, giúp các đài trực
canh ven bờ hướng dẫn cho ngư dân kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình thời
tiết trên biển, nhất là khi có áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
để tìm nơi trú tránh an toàn.