Nửa tháng trở lại đây, làng biển xã Quỳnh Lập (Thị xã
Hoàng Mai) trở nên nhộn nhịp, rộn ràng hơn hẳn khi những chiếc tàu khai thác cá
cơm thay nhau cập bến. Đây cũng là thời điểm làng nghề bước vào vụ chế biến cá
cơm lớn nhất trong năm, dự trữ sẵn nguồn hàng để phục vụ Tết Nguyên đán và xuất
khẩu.
Mùa
cá cơm thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 2 Âm lịch hằng năm. Đây cũng là
thời điểm nghề chế biến cá cơm khô hoạt động mạnh.
Trải qua 5-7 ngày trên biển, những con
tàu chở đầy cá cơm trở về cập bến lúc trời vừa sáng. Những giỏ cá cơm tươi rói
được đưa vào bờ, một phần cá cơm được bán để làm nước mắm, phần lớn còn lại
được các cơ sở thu mua về để chế biến thành cá cơm khô.
Vào mùa này, đi ngang qua xã Quỳnh Lập, chúng ta có thể dễ
dàng bắt gặp hình ảnh những vỉ cá cơm được phơi trải dài dọc theo những con đường.
Để có được những mẻ cá cơm khô thành phẩm, trước hết phải lựa
chọn những mẻ cơm cơm tươi ngon đem rửa sạch, rải đều lên mặt vỉ, rồi sau đó
đưa vào lò hấp.
Nghề chế biến cá cơm khô tạo việc làm cho nhiều lao động tại
địa phương
Để tăng thêm giá trị cho sản phẩm cá cơm khô, ngư dân làng biển
Quỳnh Lập đã chế biến sản phẩm cá cơm tẩm gia vị
Sau khi ra rắc đều gia vị lên bề mặt cá thì đem phơi dưới ánh
nắng mặt trời
Lật trở để cá khô đều, sau 2 buổi phơi sẽ cho ra thành phẩm
Giá cá cơm khô thông thường 80.000
đồng/kg, nhưng nếu tẩm gia vị sẽ có giá 150.000 đồng/kg, tăng thêm giá trị cho
sản phẩm
Toàn xã Quỳnh Lập có
120 tàu có chiều dài trên 15 mét chuyên khai thác cá cơm ở các vùng biển xa.
Bình quân mỗi năm, sản lượng cá cơm đạt từ 30.000-35.000 tấn, cao nhất cả tỉnh.
Sản phẩm cá cơm khô Quỳnh Lập được bán ra thị trường khắp cả nước và xuất khẩu
sang Trung Quốc.