Hoàng Mai tăng cường công tác phòng, chống Sốt xuất huyết trên địa bàn
Cứ 12 phút, thế giới lại có một người
tử vong vì sốt xuất huyết Dengue. Theo báo cáo từ Bộ Y tế, từ ngày 14/12/2024 đến
ngày 17/02/2025, Việt Nam đã ghi nhận 16.607 ca, trong đó có một ca tử vong do
sốt xuất huyết Dengue.
Những năm gần đây, sốt xuất huyết
Dengue tại Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, thuộc tốp những nước có số ca
mắc cao, phạm vi dịch lan rộng hơn trước. Trên thế giới, trong năm 2024, sốt
xuất huyết Dengue là một vấn đề nóng với kỷ lục mới khi số ca mắc được ghi nhận
cao gần gấp đôi năm trước đó. Trong đó, chỉ riêng Brazil đã hơn 10 triệu ca mắc
được ghi nhận. Bước sang năm 2025, tính đến ngày 15/2, Philippines đã hơn
43.000 ca, cao hơn 56% so với đỉnh dịch thông thường vào tháng 6, Lào cũng phát
cảnh báo nguy cơ bùng phát sớm ngay từ đầu năm.
Các
biện pháp phòng chống sốt xuất huyết
Một người có thể mắc sốt xuất huyết
nhiều lần trong đời, nếu tái nhiễm lần hai, bệnh có thể nặng hơn lần đầu. Người
bệnh có thể có những diễn tiến khó tiên lượng, với nguy cơ trở nặng cao hơn. Vì
vậy, ngay cả người từng mắc sốt xuất huyết Dengue cũng không thể chủ quan trước
căn bệnh này.
Bệnh Sốt xuất huyết gây ra bởi vi rút
Dengue. Bệnh được truyền sang người qua trung gian muỗi bị nhiễm vi rút. Khi bị
muỗi cắn, vi rút xâm nhập vào máu và lan truyền khắp cơ thể. Khi đã vào cơ thể,
vi rút có thể gây ra bệnh Sốt xuất huyết.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh : Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C,
liên tục kéo dài từ 2-7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu, đau hốc mắt, đau nhức các
cơ, khớp, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, buồn nôn, nổi ban và dấu hiêu
xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, vết
bầm tím chỗ tiêm, tiểu ít, nôn ra máu, đi ngoài phân đen....
Ngành y tế đề nghị các địa phương tổ
chức chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy.
Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc
xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh
chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi
đốt. Trước tình hình đó, thực
hiện Công Văn số 955/SVHTTDL-TTBCXB ngày 24 tháng 4 năm 2025 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An về việc
tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết, UBND thị xã Hoàng Mai đã ban hành
Công văn Số:1100/
UBND –VHKHTT Về việc tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết. Theo đó người dân
cần tuân thủ một số biện pháp như:
– Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa
nước để muỗi không vào đẻ trứng.
– Hàng tuần thực hiện các
biện pháp diệt lăng quăng (bọ gậy) bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn,
thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay
nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
– Hàng tuần loại bỏ các vật
liệu phế thải, các hốc nước như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ
xe cũ, hốc tre, bẹ lá… để không cho muỗi đẻ trứng.
– Ngủ màn, mặc quần áo dài
phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
– Tích cực phối hợp với
ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch, các chiến dịch
diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường.
– Khi bị sốt thì đến ngay
cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.